HÓC XƯƠNG CÁ
Tuần qua, khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi Lâm Đồng tiếp nhận khá nhiều trường hợp trẻ hóc xương cá. Đây là một tai nạn thường gặp nhất là với trẻ em, và nếu tự ý xử trí không đúng có thể làm cho tình trạng phức tạp hơn.
Quý phụ huynh cùng xem bài viết của BS Nguyễn Thành Lộc, khoa Tai mũi họng – BV Nhi Lâm Đồng để biết cách xử trí đúng nếu trẻ không may bị hóc xương nhé!
?. Tổng quan về hóc xương cá:
Hóc xương cá là tình trạng phổ biên thường gặp ở trẻ em trong khi ăn. Xương cá thường mắc tại các vị trí Amidan, đáy lưới, hố lưỡi, thanh thiệt, xoang lê, thực quản,…
?. Triệu chứng:
Xảy ra trong lúc đang ăn cá:
– Cảm giác khó chịu ở họng, đau họng khi nuốt hoặc ngừng ăn uống
– Nôn hoặc buồn nôn
– Tăng tiết nước bọt, do trẻ nuốt đau
– Ho
– Có thể khạc ra ít máu
– Quấy khóc sau ăn cá ở trẻ nhỏ
– Thấy xương khi thăm khám họng, trên phim X-quang hoặc trên nội soi họng.
?. Mức độ nguy hiểm:
Tùy thuộc vào vị trí hóc xương và thời gian đưa trẻ đến bệnh viện sau hóc xương. Một số trường hợp để lâu có khả năng gây ổ áp-xe tại vị trí hóc xương.
?. Điều trị:
– Nếu xương cá ở vị trí có thể quan sát bằng mắt thường: Xịt tê họng bằng Lidocain 10%, dùng đè lưỡi bộc lộ họng miệng và dùng kẹp khuỷu gắp xương cá.
– Trường hợp xương cá ở vị trí khó lấy hoặc trẻ không hợp tác thì bác sĩ sẽ gây mê trẻ để lấy xương cá.
?. Sai lầm trong điều trị:
– Phụ huynh không tự ý dùng tay móc họng gây nôn ói cho trẻ vì có thể gây thêm tổn thương họng cho trẻ. Đồng thời móc họng có thể gây sặc vào đường thở.
– Việc nuốt miếng cơm nóng to, chuối hay trứng gà luộc có thể làm xương cắm sâu hơn.
– Ngậm chanh, vitamin C, giấm để xương mềm ra: Xương nằm ở tiêu hóa trên nên không thể mềm ra.
?. Nên làm gì khi trẻ hóc xương?
– Cho trẻ ngừng ăn và trấn an tâm lý, vì trẻ khóc có thể kích thích họng khiến xương đâm sâu hơn.
– Súc miệng sạch sẽ, ở trẻ lớn có thể cho bé súc họng bằng nước muối pha loãng.
– Đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và gắp xương ra.
?. Phòng ngừa hóc xương cá
– Không vừa ăn vừa chơi, không xem tivi khi ăn vì làm giảm chú ý của trẻ dễ gây hóc xương.
– Dặn trẻ nhai kỹ, nhai chậm để phát hiện xương (nếu có).
– Cha mẹ nên lọc xương kỹ trước khi cho bé ăn, có thể ăn cá miếng phi-lê để giảm nguy cơ mắc xương.
Lưu ý: Không phải vì sợ hóc xương mà không cho bé ăn cá nhé!
BS Nguyễn Thành Lộc
Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Nhi Lâm Đồng
Hình ảnh: Thường Vy, chụp tại khoa cấp cứu, BV Nhi Lâm Đồng.
———————————————
Nếu có bất kì dấu hiệu nghi ngờ nào, hãy liên hệ và đưa trẻ đi khám:
?Bệnh viện Nhi Lâm Đồng – số 57, Thánh Mẫu, P.7, Tp. Đà Lạt
☎️Đặt lịch khám: (02633) 833 115
? Facebook: Bệnh viện Nhi Lâm Đồng
? Gmail: benhviennhild@gmail.com
?Thời gian khám bệnh của bệnh viện:
– Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng: Từ 7h00 đến 11h30, Chiều: từ 13h30 đến 17h00.
-Thứ bảy, Chủ Nhật, ngày Lễ, Tết: nghỉ
-Cấp cứu: Khám 24/7, tất cả các ngày trong tuần, kể cả Lễ, Tết, thứ 7, chủ nhật
Một số bài viết khác:
Yêu cầu báo giá Tư vấn thẩm định E-HSMT và kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu “Thuê phần mềm quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT năm 2025 của Bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng”
Yêu cầu báo giá Tư vấn lập E-HSMT và đánh giá E-HSDT gói thầu “Thuê phần mềm quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT năm 2025 của Bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng”
Yêu cầu báo giá dịch vụ “Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường năm 2025 của bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng”
Yêu cầu báo giá dịch vụ “Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế năm 2025 của bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng”
Yêu cầu báo giá gói thầu Mua sắm vật rẻ mau hỏng năm 2025
Kế hoạch Chuyển đổi số Y tế tại Bệnh viện Nhi Lâm Đồng năm 2025