KHÔNG SỜ THẤY TINH HOÀN CỦA BÉ

Bố mẹ cùng BV Nhi Lâm Đồng tìm hiểu về bệnh lý Tinh hoàn ẩn nhé

TINH HOÀN ẨN LÀ GÌ?


Tinh hoàn ẩn, hay còn được gọi là tinh hoàn không xuống bìu, là một bệnh lý bẩm sinh, trong đó một hoặc cả hai tinh hoàn của em bé chưa di chuyển đến đúng vị trí ở trong bìu. Tỉ lệ mắc khoảng 3% trẻ sơ sinh nam.
Trước khi bé trào đời, tinh hoàn hình thành ở trong bụng trẻ. Trong tam các nguyệt thứ 3, tinh hoàn di chuyển xuống bẹn và vào bìu. Khi tinh hoàn dừng lại trên đường di chuyển này tạo nên bệnh lý tinh hoàn ẩn.
Trẻ sinh non có tỉ lệ mắc tinh hoàn ẩn cao hơn.
Trong một số trường hợp – khoảng 20% – tinh hoàn sẽ tự di chuyển xuống bìu trong vòng 6 tháng đầu đời của trẻ. Những trường hợp này không cần phải phẫu thuật.
TRIỆU CHỨNG
– Các triệu chứng của tinh hoàn ẩn là gì?
   o Ở trẻ bị tinh hoàn ẩn, một hoặc cả 2 tinh hoàn sẽ không sờ thấy ở bìu. Nếu bị tinh hoàn ẩn 2 bên, bìu của trẻ có thể nhỏ và da bìu thường sẽ ít nếp nhăn hơn. Nếu bị tinh hoàn ẩn 1 bên, bìu có thể bị lệch.
– Nguyên nhân gây ra tinh hoàn ẩn?
   o Các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng nào gây ra tình trạng tinh hoàn ẩn. Các yếu tố có thể cản trở quá trình đi xuống bình thường của tinh hoàn được ghi nhận như:
        Bất thường giải phẫu
        Nội tiết tố
        Môi trường


– Các vấn đề liên quan đến tinh hoàn ẩn?


  o Tinh hoàn ẩn có thể làm tăng nguy cơ vô sinh. Tinh hoàn ẩn có thể làm tăng nguy cơ vô sinh, đặc biệt là tinh hoàn ẩn 2 bên. Tuy nhiên, bé trai có tinh hoàn ẩn 1 bên có khả năng sinh con tương đương với những bé bình thường. Thông thường, khi tinh hoàn nằm trong bìu, nhiệt độ sẽ mát hơn so với trong bụng 3-5 độ. Tinh hoàn nằm trong bụng sẽ phải chịu nhiệt độ cao hơn, điều này có thể làm giảm sự phát triển của tinh hoàn và có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng khỏe mạnh khi trẻ lớn lên.
  o Những bé trai sinh ra với tinh hoàn ẩn cũng sẽ có nguy cơ ung thư tinh hoàn cao hơn một chút, ngay cả khi đã phẫu thuật. Tuy nhiên, việc phẫu thuật giúp đưa tinh hoàn xuống bìu, điều này cho phép kiểm tra định kì tinh hoàn và giúp phát hiện sớm nhất bất kỳ dấu hiệu bất thừng nào sau này.
CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ


– Tinh hoàn ẩn được chẩn đoán như thế nào?
  o Bác sĩ sẽ quan sát, sờ nắn vùng bìu, bẹn để xác định vị trí của tinh hoàn. Nếu không sờ thấy sẽ cần đến siêu âm để kiểm tra vị trí tinh hoàn.
– Điều trị tinh hoàn ẩn như thế nào?
  o Thời điểm phẫu thuật: Nếu tinh hoàn của con bạn không tự đi xuống trong năm đầu tiên, bé sẽ cần phải phẫu thuật để đưa tinh hoàn xuống.
  o Nếu tinh hoàn nằm ở vùng bẹn, có thể sờ thấy. Bác sĩ sẽ phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu thông qua 1 đường rạch nhỏ ở vùng bẹn.
  o Nếu không sờ thấy tinh hoàn, có thể tinh hoàn nằm trong ổ bụng hoặc không có tinh hoàn. Lúc này, cần nội soi ổ bụng để kiểm tra và xử trí tùy tình trạng của tinh hoàn.
– Phẫu thuật hạ tinh hoàn xuống bìu được khuyến khích thực hiện để giảm nguy cơ ung
thư hoặc vô sinh, cải thiện vấn để thẩm mỹ, tâm lý cho trẻ sau này.
– Các biến chứng liên quan đến phẫu thuật hạ tinh hoàn ẩn xuống bìu là gì?
  o Các biến chứng có thể gặp bao gồm chảy máu, nhiễm trùng.
  o Một biến chứng khác là tinh hoàn ẩn tái phát – tinh hoàn di chuyển ngược lại vào vùng bẹn. Trong trường hợp này, sẽ cần phải phẫu thuật lại.
  o Một biến chứng hiếm khác đó là tinh hoàn có thể bị giảm tưới máu, khiến cho nó không thể tồn tại được, sau dần sẽ teo nhỏ và trở thành mô sẹo.

Hiện tại, Khoa Ngoại – BV Nhi tỉnh Lâm Đồng có thăm khám và phẫu thuật một số bệnh lý Ngoại
thường gặp như:
– Hẹp bao quy đầu
– Thoát vị bẹn
– Tràn dịch màng tinh hoàn
– Tinh hoàn ẩn
– Hạch nách trái sau tiêm ngừa lao
– Một số kén nang ở da, u phần mềm lành tính
– Và nhiều bệnh lý Ngoại nhi khác…
——————
Mọi thắc mắc, tư vấn khám bệnh vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Nhi Lâm Đồng – số 57, Thánh Mẫu, P.7, Tp. Đà Lạt
SĐT: (02633) 833 115
Facebook: Bệnh viện Nhi Lâm Đồn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *