Viêm kết mạc do Chlamydia trachomatis ở trẻ sơ sinh

Bệnh lí viêm kết mạc sơ sinh được Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa là tình trạng viêm kết mạc xảy ra trong vòng 28 ngày đầu sau sinh. Trải qua gần ba thế kỷ, bệnh lí này đã có sự thay đổi rõ nét cả về đặc điểm dịch tễ học, tác nhân gây bệnh lẫn phác đồ điều trị và phương pháp dự phòng. Hiện nay, tỷ lệ bệnh từ 2% đến 12%, thay đổi theo từng quốc gia và phụ thuộc vào tình trạng bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong đó, Chlamydia trachomatis là vi khuẩn có thể gây viêm kết mạc và nhiễm trùng sinh dục. Phụ nữ bị nhiễm trùng sinh dục do vi khuẩn Chlamydia không được điều trị có thể lây truyền cho bé khi sinh.
-Bệnh thường khởi phát vào ngày thứ 5 đến ngày 14 sau sinh với các triệu chứng viêm kết mạc ở mức độ trung bình:

  • Chảy nước mắt.
  • Ghèn vàng.
  • Đỏ mắt, cương tụ kết mạc.
  • Có thể có giả mạc mi.

-Điều trị ngoại trú:

  • Kháng sinh toàn thân: uống Erythromycin 50mg/kg chia 4 lần/ ngày x 14 ngày .
  • Kháng sinh tại chỗ: nhóm kháng sinh fluoroquinolon (ciprofloxacin 0,3%) nhỏ 2 mắt, 1 giọt/lần x 6 – 20 lần/ngày x 7 ngày.
  • Điều trị hỗ trợ: vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%.
  • Bóc giả mạc nếu có.

Viêm kết mạc do Chlamydia trachomatis là bệnh lý rất hay gặp ở các trẻ sơ sinh. Ở trẻ sơ sinh, do hệ miễn dịch non yếu nên nhiều khi viêm kết mạc không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng, nguy cơ có thể bị viêm giác mạc gây mù lòa. Vì vậy, khi phát hiện mắt trẻ có bất thường, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám ngay và điều trị kịp thời.

Viêm kết mạc do Chlamydia trachomatis

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *