Một số dấu hiệu giúp bạn hiểu bé yêu của mình hơn

MỘT SỐ DẤU HIỆU GIÚP BẠN HIỂU BÉ YÊU CỦA MÌNH HƠN

Khi một đứa trẻ còn nhỏ, cha mẹ thường có xu hướng lo lắng về tình trạng và sức khỏe của trẻ. Cha mẹ luôn muốn hiểu con mình đang muốn gì, cảm thấy như thế nào, và luôn cố gắng đoán những điều này. Nhưng làm thế nào để hiểu được bé muốn gì khi chúng chưa biết nói? Các chuyên gia nêu ra 3 cách mà các bé đang dùng để giao tiếp với người lớn.
Mỗi cặp cha mẹ đều có cách riêng để hiểu con mình, nhưng có một số quy tác chung như thế này. Cũng phức tạp nhưng cũng dễ hiểu lắm, vì con nít đâu biết “nói 1 là 2”. Cha mẹ hãy xem xem bé yêu của mình có giao tiếp như vậy không nhé.

1. Cách trẻ KHÓC

Khóc là cách trẻ thể hiện nhu cầu bản thân trong 4 tháng đầu đời. Nhưng làm sao để hiểu trẻ khóc vì đói, vì đau, hay vì điều gì khác?
– Một tiếng khóc KÊU GỌI. Trẻ muốn nói tôi đã ở một mình hơi lâu rồi và tôi đang cô đơn muốn bố mẹ đến đón. Trẻ sẽ khóc liên tục trong 5-6 giây và sau đó tạm dừng trong 20 giây như thể đang chờ đợi kết quả của cú khóc vừa rồi. Nếu cha mẹ không trả lời, chu kỳ này lặp lại nhiều lần sau đó sẽ trẻ sẽ tăng cấp độ lên bằng cách khóc liên tục. Sợ chưa?
– Một tiếng kêu vì ĐÓI. Trẻ có thể bắt đầu bằng một tiếng kêu nhưng nếu không được bế và cho ăn, trẻ sẽ khóc và sẽ khóc “mạnh mẽ” hơn. Trẻ cũng có thể kết hợp thêm những pha xoay đầu qua lại, tạo ra âm thanh khục khặc bằng miệng.
– Một tiếng khóc vì ĐAU. Tiếng khóc này sẽ đơn điệu, to và liên tục. Định kỳ sẽ có những cơn cuồng loạn chứng tỏ cơn đau tăng lên. Tuy nhiên, khi trẻ bị mệt rồi, tiếng khóc của trẻ sẽ nhỏ và yên lặng, vì trẻ không còn đủ sức để khóc to nữa.
– Một tiếng khóc thể hiện NHU CẦU SINH LÝ. Khi trẻ muốn XÌ HƠI, đi TÈ hay đi Ị, trẻ cũng có thể khóc. Tiếng khóc sẽ nhai nhải, rên rỉ, xen lẫn vào đó là những tiếng rít lên như đang rặn.

– Tiếng khóc thể hiện sự KHÓ CHỊU. Tiếng khóc này gây khó chịu và không liên tục, cảm giác như trẻ đang bồn chồn. Trẻ cũng có thể khua khoắng và cong người. Hãy kiểm tra tã của trẻ xem có gì lạ hoặc trẻ có thể đang cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng khi mặc quần áo.
– Thêm nữa, trẻ cũng có thể khóc khi chúng muốn thay đổi môi trường sống hoặc khi đang thất vọng hay buồn chán

-trái: mẹ ơiiiiii!
-phải: con muốn chợp mắt xíu.

2. Những ÂM THANH mà trẻ tạo ra

Bác sĩ nhi khoa người Úc Priscilla Dunstan đã tìm hiểu và nghiên cứu về âm thanh ở trẻ nhỏ (3-4 tháng tuổi) trong hơn 20 năm. Hàng nghìn em bé thuộc các quốc tịch khác nhau đã tham gia vào các thí nghiệm của cô. Priscilla cho rằng âm thanh phản xạ của trẻ mang tính quốc tế. Khi được 4 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phát ra âm thanh để tìm kiếm sự giao tiếp và thể hiện nhu cầu thể chất.
Priscilla đã mở trường và dạy các bậc cha mẹ cách hiểu con họ. Cô cho rằng nhận biết những âm thanh này kịp thời có thể ngăn chặn một trận khóc sắp tới.
Sau đây là “từ điển” giải nghĩa một số âm thanh thường gặp
– “Neh” – “Tôi đói!”. Âm thanh này được tạo ra khi bé đẩy lưỡi lên vòm miệng và được phát ra khí trẻ làm phản xạ mút.
– ‘Eh’ – “Tôi sắp ợ!”. Âm thanh này được hình thành khi không khí dư thừa bắt đầu rời khỏi thực quản của trê và trẻ đang cố gắng nhả nó ra khỏi miệng theo phản xạ.
– ‘Owh’ – “Tôi buồn ngủ hoặc Tôi đang mệt!”. Trẻ tạo ra ‘âm thanh mệt mỏi’ này bằng cách ngậm môi lại trước khi ngáp.
– “Heh” – “Tôi cảm thấy không thoải mái!”. Những cảm giác khó chịu về xúc giác khiến bé cử động, bứt rứt tay chân. Tất cả những chuyển động này góp phần tạo ra âm thanh ‘Heh’, đặc biệt là khi miệng trẻ hơi mở.
– ‘Eairh’ – “Tôi bị đầy hơi và đau bụng!”. Những âm thanh chúng tạo ra sẽ bị bóp méo và chuyển thành tiếng rên rỉ khi trẻ gồng bụng và cố gắng thở ra để bớt đau.

-Trái: mệt mỏi
– phải: trẻ đang lo lắng hoặc sợ

-Trái: con đang khó ở nha
-Phải: con buồn ngủ

3. Những ĐỘNG TÁC của trẻ

“Ngôn ngữ cơ thể” nói lên rất nhiều điều về sức khoẻ của bé.
– Cong lưng. Trẻ dưới 2 tháng tuổi thường làm động tác này để phản ứng với cơn đau và căng chướng bụng. Nếu trẻ cong lưng sau khi ăn, nghĩa là trẻ đã no. Nếu bạn thường xuyên thấy bé thực hiện động tác này trong khi ăn, đó có thể là dấu hiệu của trào ngược. Nếu trẻ lớn hơn 2 tháng tuổi, cử động này thường là biểu hiện sự mệt mỏi và tâm trạng không tốt.
– Xoay đầu. Đây là một động tác tự trấn an của trẻ. Chúng có thể làm điều đó trước khi chìm vào giấc ngủ hoặc khi ở gần những người không quen biết, kiểu như là “đây là đâu, và tôi là ai!?”
– Nắm lấy tai. Trong hầu hết các trường hợp, động này cho thấy em bé chỉ đang khám phá cơ thể của mình, bé nắm tai của mình và tự hỏi “cái gì mà lạ vậy ta?”. Bạn chỉ nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ nếu bé làm động tác này sau đó là khóc và điều này lặp lại thường xuyên.
– Nắm chặt tay. Đây là một dấu hiệu của đói. Nếu bạn kịp thời nhận ra, bạn có thể ngăn chặn tiếng khóc do đói của trẻ.
– Nâng chân lên: Giống như ưỡn lưng, trẻ có thể đang cảm thấy đau, căng chướng bụng. Đây là động tác giúp trẻ tự làm dịu cơn đau.
– Giật tay/Giật mình: Động tác này có nghĩa là em bé bị sợ hãi. Âm thanh lớn, ánh sáng mạnh, hoặc đánh thức đột ngột có thể kích thích phản xạ giật mình. Trong trường hợp này, bé cần được dỗ dành.
Các chuyên gia nhi khoa cũng khuyên cha mẹ nên trò chuyện với bé thường xuyên nhất có thể, giải thích và cho bé thấy mọi thứ trong môi trường xung quanh, ngay cả khi bé chưa hiểu gì. Điều này sẽ giúp trẻ nhanh chóng bắt đầu giao tiếp với những người thân yêu bằng âm thanh và cử chỉ riêng lẻ, và nó cũng giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Bé yêu của bạn còn có “ngôn ngữ” nào riêng không, hãy bình luận xuống dưới chia sẻ cho chúng tôi biết nhé.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào khiến bạn lo lắng, tốt nhất là nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được BS thăm khám nhé.

-Trái: bàn tay nắm chặt trẻ đang đói
-Phải: no đủ rồi

Nếu có bất kì dấu hiệu nghi ngờ nào, hãy liên hệ và đưa trẻ đi khám:
?Bệnh viện Nhi Lâm Đồng – số 57, Thánh Mẫu, P.7, Tp. Đà Lạt
☎️Đặt lịch khám: (02633) 833 115
? Facebook: Bệnh viện Nhi Lâm Đồng
?  Gmail: benhviennhild@gmail.com
?Thời gian khám bệnh của bệnh viện:
– Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng: Từ 7h00 đến 11h30, Chiều: từ 13h30 đến 17h00.
 -Thứ bảy, Chủ Nhật, ngày Lễ, Tết: nghỉ
 -Cấp cứu: Khám 24/7, tất cả các ngày trong tuần, kể cả Lễ, Tết, thứ 7, chủ nhật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *