Biểu hiện chồi rốn ở trẻ sơ sinh

U HẠT RỐN ở trẻ em

Rốn của bé to khoảng 1cm2 thôi, nhưng cũng khá nhiều điều phức tạp Bố mẹ hãy tìm hiểu thêm một bất thường nữa ở rốn để biết cách theo dõi, chăm sóc cho con mình nhé!

1.U hạt rốn là gì?
– U hạt rốn hay còn gọi là Chồi rốn, là tình trạng tồn tại một khối nhỏ màu đỏ ở chân rốn, gây rỉ dịch rốn kéo dài.

2.Triệu chứng
– Bé chậm rụng rốn
– Rốn ướt, rỉ dịch kéo dài
– Chân rốn có khối màu đỏ, kích thước từ 1mm-1cm

3.U hạt rốn có nguy hiểm không?
– U hạt rốn không phải là tình trạng đáng lo ngại, nhưng việc rốn ướt, rỉ dịch kéo dài, dễ gây nhiễm trùng rốn nếu chăm sóc không kỹ.

4.Điều trị
– Đối với trẻ <1 tháng, thoa Xanh methylen 2 lần/ngày, giữ rốn khô thoáng
– Đối với trẻ >1tháng, đốt điện u hạt (hoặc chấm Nitrat bạc), sau đó chăm sóc tại chỗ bằng Xanh methylen.

5.Cha mẹ nên làm gì?
– Đưa trẻ đi khám để BS khám, chẩn đoán và hướng dẫn cách chăm sóc rốn
– Rửa tay khi chăm sóc rốn cho trẻ
– Quấn tã dưới rốn, để giữ cho rốn được khô thoáng
– Quan sát rốn trẻ mỗi ngày để phát hiện tình trạng nhiễm trùng
Biểu hiện chồi rốn ở trẻ sơ sinh
Lưu ý
Một số nguyên nhân khác cũng có triệu chứng tương tự u hạt rốn, như Polyp rốn, Tồn tại ống rốn ruột, tồn tại ống rốn niệu,… Mỗi nguyên nhân có cách điều trị khác nhau, do đó người nhà không nên tự điều trị tại nhà.

Nếu có bất kì dấu hiệu nghi ngờ nào, hãy liên hệ và đưa trẻ đi khám:
?Bệnh viện Nhi Lâm Đồng – số 57, Thánh Mẫu, P.7, Tp. Đà Lạt
☎️Đặt lịch khám: (02633) 833 115
? Facebook: Bệnh viện Nhi Lâm Đồng
?  Gmail: benhviennhild@gmail.com
?Thời gian khám bệnh của bệnh viện:
– Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng: Từ 7h00 đến 11h30, Chiều: từ 13h30 đến 17h00.
-Thứ bảy, Chủ Nhật, ngày Lễ, Tết: nghỉ
-Cấp cứu: Khám 24/7, tất cả các ngày trong tuần, kể cả Lễ, Tết, thứ 7, chủ nhật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *