Dấu hiệu bệnh tay chân miệng

MÙA CAO ĐIỂM CỦA TAY CHÂN MIỆNG ĐÃ QUAY LẠI

Trong thời gian vừa qua, số lượng trẻ đi khám vì các biểu hiện của bệnh Tay Chân Miệng (TCM) gia tăng đáng kể ở Bệnh viện Nhi Lâm Đồng. Vì vậy, thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng quý phụ huynh sẽ có thêm kiến thức về các dấu hiệu nhận biết, biện pháp chăm sóc đúng cách và cách phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ con em mình khỏi bệnh truyền nhiễm TCM.
1. Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra.
2. Biểu hiện chính của bệnh thường là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông và gối.
3. Bệnh TCM thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung khỏe nhóm trẻ dưới 3 tuổi, càng nhỏ càng dễ nặng. Đa số bệnh sẽ tự khỏi trong 7-10 ngày.
4.Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
5. Các triệu chứng nghi ngờ trẻ mắc bệnh TCM:
⁃ Tự nhiên bỏ ăn, chảy nước miếng, quấy khóc, nói đau miệng.
⁃ Sốt 1-2 ngày, sau hết sốt trẻ nổi mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối hoặc loét miệng.
Nên đưa trẻ đi khám xem có đúng TCM không!!!
6.Các triệu chứng cần đưa trẻ nhập viện theo dõi:
⁃ Sốt trên 2 ngày, sốt cao từ 39 độ trở lên, uống thuốc hạ sốt không đáp ứng
⁃ Nôn ói, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ
⁃ Ngủ giật mình

7. Các triệu chứng nặng, quá nặng
⁃ Giật mình chới với ( trên 2 lần trong 30 phút)
⁃ Run chi, run người, ngồi không vững, đi đứng loạng choạng.
⁃ Yếu chi hoặc liệt chi
⁃ Rung giật nhãn cầu hoặc lác mắt
⁃ Thở nhanh, thở bất thường
⁃ Da nổi bông, mạch nhanh hoặc không bắt được
Đi bệnh viện ngay
8. Chăm sóc trẻ mắc bệnh TCM như thế nào?
⁃ Nổi mụn nước quá nhiều: thường thì trẻ nổi nhiều lại nhẹ hơn trẻ nổi ít. Không cần phải bôi thuốc xanh methylen làm gì, bôi cũng không có tác dụng mà ngược lại lúc khám bác sĩ sẽ nhìn không rõ mụn nước. Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đến ngày mụn nước sẽ tự hết.
⁃ Bỏ ăn hoặc biếng ăn:
+ Do miệng trẻ đau, loét nhiều, cho trẻ ăn thức ăn nguội hẳn hoặc làm mát thức ăn, không cho trẻ ăn thức ăn nóng, chua hoặc cay.
+ Có thể dùng gói thuốc dạ dày ( Phacolugel, Grangel) rơ miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn hoặc vệ sinh miệng.
⁃ Kháng sinh: có thể dùng nếu trẻ loét miệng nhiều gây bội nhiễm
⁃ Nghỉ học ít nhất là 10 ngày
PHỤ HUYNH nên xem để nhận biết dấu hiệu giật mình trong bệnh tay chân miệng ( https://www.youtube.com/watch?v=BhX9fPe-OKo)

Nếu có bất kì dấu hiệu nghi ngờ nào, hãy liên hệ và đưa trẻ đi khám:
?Bệnh viện Nhi Lâm Đồng – số 57, Thánh Mẫu, P.7, Tp. Đà Lạt
☎️Đặt lịch khám: (02633) 833 115
? Facebook: Bệnh viện Nhi Lâm Đồng
?  Gmail: benhviennhild@gmail.com
?Thời gian khám bệnh của bệnh viện:
– Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng: Từ 7h00 đến 11h30, Chiều: từ 13h30 đến 17h00.
-Thứ bảy, Chủ Nhật, ngày Lễ, Tết: nghỉ
-Cấp cứu: Khám 24/7, tất cả các ngày trong tuần, kể cả Lễ, Tết, thứ 7, chủ nhật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *