Dấu hiệu sa trực tràng ở em bé

[Các bất thường vùng hậu môn, trực tràng]

SA TRỰC TRÀNG
-Gần đây khoa Ngoại bệnh viện Nhi Lâm Đồng có tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhi vào viện với tình trạng có một khối ruột hồng hồng tím tím lòi ra ở hậu môn sau khi đi cầu, khiến người nhà rất lo lắng thậm chí hốt hoảng. Tình trạng bệnh lý như trên có tên là SA TRỰC TRÀNG hay dân gian còn gọi là “lòi dom”.
-Sa trực tràng chính là đoạn ruột cuối còn gọi là trực tràng bị sa ra ngoài qua lỗ hậu môn, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi. Đây là một bệnh lành tính, ít có biến chứng nặng nề, nhưng gây phiền hà khó chịu cho bé trong sinh hoạt hằng ngày, và khiến cho cha mẹ lo lắng.

  1. NGUYÊN NHÂN: Sa trực tràng ở trẻ em không có nguyên nhân rõ ràng, tuy nhiên có một số yếu tố thúc đẩy như:
    -Táo bón nặng, bé phải rặn mạnh
    -Tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày
    -Một số bệnh lý: Bệnh xơ nang, bệnh mô liên kết, suy dinh dưỡng nặng, sau phẫu thuật vùng hậu môn…
  2. ĐIỀU TRỊ
    -Bệnh thường tự hết, nên phần lớn chỉ điều trị các yếu tố thúc đẩy (táo bón, tiêu lỏng…)
    -Nếu đã đưa bé đi khám, điều trị bảo tồn mà tình trạng bệnh vẫn tồn tại kéo dài 12-18 tháng thì sẽ xem xét can thiệp phẫu thuật khi trẻ >4 tuổi.
    Dấu hiệu sa trực tràng ở em bé

? CHA MẸ PHẢI LÀM GÌ ?
-Phòng ngừa:
+Chế độ ăn đủ chất xơ, uống đủ nước để phòng táo bón.
+Uống Vacin ngừa Rotavirus, ăn chín uống sôi phòng ngừa tiêu chảy.
-Xử trí khi con bị sa trực tràng
Đa số phụ huynh rất hốt hoảng và bế con tới bệnh viện, tuy nhiên bạn có thể làm ở nhà các động tác sau mà vẫn giải quyết được vấn đề:
+Cho bé nằm ngửa, kê mông cao, giữ chân bé giơ lên cao và dạng ra 2 bên (giống tư thế mẹ khi sinh em bé).
+1 người đứng đối diện mông trẻ, dùng nước ấm rửa sạch khối sa, nắm trọn khối sa và đẩy dần vào hậu môn
+Sau khi khối sa vừa đẩy lên hết thì duỗi thẳng và khép 2 chân lại, giữ nguyên tư thế đó 20 -30 phút, dỗ dành tránh để bé la hét vì có thể sa trở lại.
-Trong trường hợp khối sa bị mắc kẹt bên ngoài không đẩy lên được, cha mẹ hãy dùng gạc thấm nước ấm đắp lên khối sa và nhanh chóng đưa em bé tới cơ sở y tế gần nhất.
-Nếu bé có tình trạng như trên hay bất cứ bệnh lý ngoại khoa nào cha mẹ có thể đưa bé tới phòng khám Ngoại, BV Nhi Lâm Đồng để được BS thăm khám và tư vấn điều trị đúng cách.

?Bệnh viện Nhi Lâm Đồng – số 57, Thánh Mẫu, P.7, Tp. Đà Lạt
☎️Đặt lịch khám: (02633) 833 115
? Facebook: Bệnh viện Nhi Lâm Đồng
?  Gmail: benhviennhild@gmail.com
?Thời gian khám bệnh của bệnh viện:
– Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng: Từ 7h00 đến 11h30, Chiều: từ 13h30 đến 17h00.
-Thứ bảy, Chủ Nhật, ngày Lễ, Tết: nghỉ
-Cấp cứu: Khám 24/7, tất cả các ngày trong tuần, kể cả Lễ, Tết, thứ 7, chủ nhật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *