Phần I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2024
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU NĂM 2024
1.Phát triển chính quyền số trong ngành y tế
– Duy trì hệ thống xử lý văn bản điện tử và điều hành eGov thông suốt: ĐẠT.
– Trên 80% Văn bản được ký số (trừ văn bản mật): thực hiện 9 tháng đạt 98,8%: ĐẠT.
– Tỷ lệ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế: trên 80%: thực hiện trên 90%, ĐẠT .
2. Phát triển xã hội số trong y tế
– Tiếp tục duy trì thực hiện hiệu quả công tác hội chẩn, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth): ĐẠT.
– Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, phấn đấu đạt tỷ lệ tổng lượng tiền giao dịch không dùng tiền mặt đạt 50% trở lên: thực hiện 09 tháng/2024: 58,42%, ĐẠT.
– Phấn đấu đạt tỷ lệ dùng QRCode thẻ CCCD và ứng dụng VNeID trong đăng ký khám bệnh, chữa bệnh cho người dân đạt 50% trở lên: CHƯA ĐẠT (do tính đặc thù là Bệnh viện Nhi đa phần là trẻ em nhỏ < 14 tuổi).
– 100% dữ liệu Giấy báo tử phát sính được liên thông lên Cổng giám định BHYT triển khai Đề án 06: ĐẠT.
3. Chuyển đổi số trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân
– Kết quả đạt được: 100% cán bộ y tế tại bệnh viện đã được định danh bằng mã định danh y tế. Liên thông đơn thuốc điện tử đến hệ thống thông tin quản lý đơn thuốc quốc gia theo quy định của Bộ Y tế.
-Tồn tại hạn chế: Việc định danh và cập nhật thông tin bệnh nhân còn gặp khó khăn trong việc liên kết với các cơ sở y tế khác và hệ thống quản lý quốc gia.
4. Chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
– Kết quả đạt được: Triển khai số hóa bệnh án điều trị, tích hợp ít nhất 01 tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt; sử dụng thẻ CCCD trong đăng ký khám bệnh, chữa bệnh.
– Tồn tại hạn chế:
– Hệ thống bệnh án điện tử chưa được triển khai.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM 2024
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành
a) Kết quả đạt được:
Chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và toàn diện, mang tính đột phá, yêu cầu sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả tập thể đơn vị, đặc biệt là người đứng đầu và sự chung tay của toàn thể viên chức và người lao động. Trong năm qua, lãnh đạo đơn vị thường xuyên quan tâm thực hiện việc quán triệt, tuyên truyền, tổ chức triển khai hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình chuyển đổi số quốc gia, của tỉnh và của Ngành; Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các khoa, phòng đối với các nhiệm vụ được giao về chuyển đổi số. Qua đó, nâng cao nhận thức của toàn thể viên chức và người lao động về vai trò, ý nghĩa, lợi ích và tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân nói riêng và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương nói chung;
b) Tồn tại, hạn chế:
Công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động chuyển đổi số đôi lúc chưa có sự tập trung, xuyên suốt, quyết liệt.
2. Về công tác hoàn thiện thể chế số
2.1. Công tác xây dựng, ban hành các chương trình/đề án/kế hoạch, chính sách để thúc đẩy chuyển đổi số
a) Kết quả đạt được: Đã ban hành kế hoạch tổng thể về chuyển đổi số trong bệnh viện, xây dựng các văn bản hướng dẫn nội bộ.
b) Tồn tại, hạn chế: Các chính sách thúc đẩy còn thiếu tính chi tiết, chưa đủ mạnh để thực thi hiệu quả.
2.2. Công tác tổ chức triển khai thực hiện
3. Hạ tầng số
a) Kết quả đạt được: Hạ tầng cơ bản được nâng cấp, hệ thống mạng LAN nội bộ hoạt động ổn định, phần mềm quản lý bệnh viện (HIS) được áp dụng, đảm bảo phục vụ nhu cầu truy cập thông tin và kết nối giữa các bộ phận.
b) Tồn tại, hạn chế: Hạ tầng chưa đủ mạnh để xử lý các hệ thống dữ liệu lớn và lưu trữ hình ảnh y tế như PACS. Cấu hình máy tính làm việc tại các phòng ban vẫn còn yếu, gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Thiết bị bảo mật như tường lửa cứng chưa được trang bị đầy đủ
4. Về công tác bồi dưỡng, phát triển nhân lực
a) Kết quả đạt được:
– Hiện nay, 100% viên chức y tế đều đạt trình độ tin học cơ bản trở lên, đáp ứng được yêu cầu công việc chuyên môn, biết sử dụng thư điện tử để liên hệ, xử lý trong công việc, sử dụng các phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác chuyên môn.
– Cán bộ quản lý, nhân sự chuyển đổi số tại đơn vị tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số trên nền tảng học trưc tuyến MOOCs.
b) Tồn tại, hạn chế: Đội ngũ chuyên trách CNTT còn hạn chế về số lượng và kỹ năng. Chưa có các chương trình đào tạo chuyên sâu về công nghệ số, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo cho cán bộ quản lý và nhân viên y tế.
5. An toàn thông tin mạng
a) Kết quả đạt được: Đã triển khai các giải pháp cơ bản đảm bảo an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu. Hơn 50% máy tính tại đơn vị được trang bị phần mềm chống virus.
b) Tồn tại, hạn chế: An toàn thông tin, an ninh mạng chưa được triển khai đồng bộ, nhiều hệ thống thông tin đã triển khai chưa đảm bảo về an toàn, an ninh thông tin.
6. Kinh tế số và Xã hội số
a) Kết quả đạt được: Bệnh viện đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt.
b) Tồn tại, hạn chế: Số lượng bệnh nhân sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt còn hạn chế, chưa tích hợp đầy đủ với các ngân hàng và ví điện tử phổ biến.
7. Công tác tuyên truyền, truyền thông về chuyển đổi số
a) Kết quả đạt được: Đã triển khai đăng tải các bài viết, tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa và chủ đề của Ngày chuyển đổi số trên trang thông tin điện tử, fanpage của đơn vị.
b) Tồn tại, hạn chế: Công tác tuyên truyền chưa đến được toàn bộ nhân viên và người dân, mức độ tiếp cận và hiểu biết về chuyển đổi số còn hạn chế.
Phần II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH NĂM 2025
I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH
– Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
– Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;
– Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;
– Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
– Quyết định số 2323/BTTTT-THH ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0; Kiến trúc Chính phủ điện tử/Kiến trúc Chính quyền điện tử của bộ/tỉnh;
– Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
– Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 tháng 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
– Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030;
– Công điện số 33/CĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng;
– Quyết định số 5316/QĐ-BYT ngày 22/12/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
– Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 25/5/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030;
– Kế hoạch số 5731/KH-UBND ngày 3/8/2022 của UBND tỉnh thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030;
– Quyết định số 342/QĐ-UBND ngày 05/02/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Lâm Đồng phiên bản 2.0;
– Kế hoạch số 3731/KH-UBND ngày 26/4/2023 của UBND tỉnh thực hiện chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
– Kế hoạch số 8124/KH-UBND ngày 18/9/2023 của UBND tỉnh về phát triển hạ tầng số giai đoạn 2023 – 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
– Văn bản số 3816/BTTTT-CĐSQG ngày 14/9/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025;
– Kế hoạch số 1473/KH-SYT ngày 16/8/2022 của Sở Y tế Lâm Đồng về Kế hoạch thực hiện Chuyển đổi số ngành Y tế tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030;
– Công văn số 3136/SYT-VP ngày 27/09/2024 của Sở Y tế Lâm Đồng về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025;
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Định hướng của chuyển đổi số lĩnh vực y tế trong năm 2025, tầm nhìn tới 2030, tập trung phát triển ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ y tế. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, tác nghiệp tạo ra dữ liệu số hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.Triển khai các tiện ích phục vụ người bệnh gồm: Hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến; hệ thống tra cứu thông tin bệnh viện; hệ thống quản lý và cấp số thứ tự; tích hợp ít nhất 01 tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt; sử dụng thẻ CCCD trong đăng ký khám bệnh, chữa bệnh, hội chẩn, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa. Số hóa toàn bộ quy trình y tế, hồ sơ bệnh án, và hệ thống quản lý, đảm bảo an toàn thông tin và tăng cường hiệu quả dịch vụ y tế.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1 Mục tiêu năm 2025
a. Phát triển chính quyền số
– Duy trì hệ thống xử lý văn bản điện tử và điều hành eGov thông suốt.
– Trên 95% Văn bản được ký số (trừ văn bản mật).
– Tỷ lệ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế: trên 80%.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, tác nghiệp tạo ra dữ liệu số hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành;
b. Phát triển xã hội số
– Kết nối liên kết với các bệnh viện tuyến Trung ương để triển khai hội chẩn và nhận sự hỗ trợ chuyên môn.
– Các cơ sở y tế tuyến dưới được hỗ trợ chuyên môn dựa trên nền tảng công nghệ thông tin; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người dân.
– Cán bộ nhân viên y tế tham gia mạng kết nối y tế Việt Nam.
– Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, phấn đấu đạt tỷ lệ giao dịch không dùng tiền mặt tại Bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng đạt từ 50% trở lên;
– Tăng số lượng bệnh nhân sử dụng thẻ CCCD để đăng ký khám bệnh, chữa bệnh, tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng thẻ CCCD.
– Xây dựng, nâng cấp phần mềm quản lý bệnh viện, Trang điện tử của Bệnh viện Nhi Lâm Đồng để hỗ trợ người dân đăng ký khám bệnh trực tuyến. Đẩy mạnh phát triển trang Fanpage của bệnh viện hỗ trợ người dân trong tư vấn, đặt lịch KCB.
c. Chuyển đổi số trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân
– 100% cán bộ y tế tại đơn vị được định danh bằng mã định danh.
– 90% người dân đến khám chữa bệnh tại Bệnh Viện Nhi được cập nhật dữ liệu vào hồ sơ sức khỏe điện tử.
– 100% Bác sĩ tại đơn vị có mã liên thông và thực hiện triển khai liên thông đơn thuốc điện tử đến hệ thống thông tin quản lý đơn thuốc quốc gia theo quy định của Bộ Y tế.
d. Chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
– Đồng bộ dữ liệu với hệ thống quản lý PACS (Dữ liệu chẩn đoán hình ảnh) tập trung, phục vụ triển khai Hồ sơ bệnh án điện tử và tư vấn, hội chẩn, khám chữa bệnh từ xa do Sở Y tế triển khai.
– Triển khai các tiện ích phục vụ người bệnh gồm: Hệ thống đăng ký khám trực tuyến; hệ thống tra cứu thông tin bệnh viện; hệ thống quản lý và cấp số thứ tự; tích hợp ít nhất 01 tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt; sử dụng thẻ CCCD trong đăng ký khám bệnh, chữa bệnh.
III. NHIỆM VỤ
1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; kiểm tra, giám sát hoạt động chuyển đổi số
– Ban hành các văn bản chỉ đạo và quy định liên quan đến việc thực hiện chuyển đổi số.
– Tổ chức các cuộc họp hàng tháng để giám sát tiến độ, giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai.
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, cử cán bộ tham gia đầy đủ các sự kiện về chuyển đổi sổ trong ngành Y tế nhằm ứng dụng các nền tảng công nghệ số vào thực tiễn đơn vị;
2. Thể chế, chính sách số
– Triển khai hành lang pháp lý của Bộ Y tế để tạo điều kiện cho khám chữa bệnh từ xa và đơn thuốc điện tử cho người dân, nhằm bảo đảm người dân có thể tiếp xúc bác sĩ nhanh, hiệu quả, giảm chi phí và thời gian vận chuyển bệnh nhân.
– Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn, bảo mật trong quá trình vận hành, khai thác hạ tầng, ứng dụng trong việc xử lý các công việc hàng ngày.
– Các quy định về đảm bảo an toàn, an ninh; bảo đảm tính riêng tư của thông tin y tế trên môi trường mạng.
3. Hạ tầng số
– Hạ tầng số có vai trò quan trọng kết nối dữ liệu, đáp ứng phương thức quản lý thông minh. Tuy nhiên, hạ tầng số của Bệnh Viện Nhi Lâm Đồng hiện tại vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt là trang thiết bị phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin.
– Xây dựng trung tâm dữ liệu nội bộ hoặc thuê ngoài dịch vụ lưu trữ đám mây để lưu trữ dữ liệu y tế một cách an toàn và tiết kiệm chi phí.
– Hiện tại Bệnh Viện Nhi Lâm Đồng đã có nhân sự chuyên trách có chuyên môn về Công nghệ thông tin do đó sẽ tập trung đẩy mạnh cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, mô hình quản trị mạng với mục tiêu cơ bản như sau:
STT | Nội dung | Nhiệm vụ thực hiện | Tỷ lệ cần đạt |
1 | Hạ tầng mạng máy tính | – Mạng internet tại Bệnh Viện Nhi có tốc độ tối thiểu từ 80 Mbps (truy cập trong nước). – Mạng nội bộ chuyển đổi sang sử dụng cáp quang. – Quản lý định tuyến mạng thông qua thiết bị Router cứng hoặc Router mềm (Routing Server). – Hệ thống mạng máy tính được thiết lập bảo vệ thông qua hệ thống tường lửa cứng hoặc mềm. – Hệ thống mạng không dây nội bộ, mạng không dây phục vụ người dân, người bệnh. | 100% |
2 | Cấu hình máy vi tính làm việc | – Tối thiểu 8GB ram – Ổ cứng cài hệ điều hành sử dụng ổ cứng SSD | 50% / Tổng số lượng máy tính |
– Trong năm 2025 chú trọng bố trí nguồn lực đẩy mạnh phát triển, nâng cấp cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật Công nghệ thông tin tại đơn vị làm tiền đề, nền tảng cho việc đẩy mạnh chuyển đổi số y tế.
4. Nhân lực số
– Triển khai hợp tác, đào tạo cán bộ chuyển đối số về các công nghệ số áp dụng trong y tế gồm các tiêu chuẩn CNTT y tế, các công nghệ số về dữ liệu lớn, di động, trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế, làm nòng cốt trong chuyển đối số y tế.
– Tham dự các chương trình đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại về việc chỉ đạo triển khai chuyển đối số trong y tế cho các đồng chí Lãnh đạo.
– Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn, bảo mật trong quá trình vận hành, khai thác hạ tầng, ứng dụng trong việc xử lý các công việc hàng ngày.
5. Phát triển dữ liệu số
– Xây dựng công cụ đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu tập trung của ngành Y tế.
– Duy trì sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo đạt tỷ lệ số lượt và tổng lượng tiền giao dịch không dùng tiền mặt đạt 50% trở lên;
– Tiếp tục sử dụng chữ ký số, chữ ký điện tử trong bệnh viện.
– Tiếp tục thực hiện liên thông đơn thuốc điện tử đến hệ thống đơn thuốc quốc gia.
6. An toàn thông tin mạng
– Triển khai đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống thông tin của đơn vị theo đúng cấp độ an toàn thông tin của hệ thống thông tin. Đảm bảo rằng mọi truy cập đều được giám sát và phân tích để ngăn chặn tấn công sớm.
7. Chính quyền số
Duy trì Hệ thống xử lý văn bản điện tử và điều hành eGov thông suốt tại đơn vị trong ngành thực hiện ký số, gửi nhận văn bản điện tử, đạt trên 95% văn bản được ký số.
8. Kinh tế số và xã hội số
Tuyên truyền, khuyến khích viên chức, người lao động và toàn người bệnh, gia đình người bệnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám chữa bệnh: thanh toán không dùng tiền mặt góp phần hoàn thiện phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, Y tế số thông minh.
9. Nâng cao nhận thức, tuyên truyền, truyền thông và các giải pháp khác đẩy mạnh chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin
– Chuyển đổi số phải bắt đầu từ nhận thức vai trò người đứng đầu đơn vị. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị.
– Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp cùng tham gia góp ý, giám sát và sử dụng các dịch vụ, tiện ích do chuyển đổi số mang lại.
– Tăng cường đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho viên chức và người lao động về an toàn thông tin và chuyển đổi số.
– Tăng cường đầu tư vào các giải pháp bảo mật thông tin, như phần mềm chống virus, hệ thống tường lửa, phân tích và quản lý rủi ro.
– Thực hiện kiểm tra, đánh giá và cải tiến liên tục hệ thống an toàn thông tin, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thông tin.
IV. GIẢI PHÁP
1. Phát huy, nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành chuyển đổi số
Kiện toàn Ban chỉ đạo chuyển đổi số, phân công rõ trách nhiệm cho từng phòng ban. Đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ phận để hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra.
2. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kỹ năng số cho CBCC, người dân, doanh nghiệp
– Tăng cường đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho viên chức và người lao động về an toàn thông tin và chuyển đổi số.
– Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cần thiết cho viên chức người lao động để thích ứng với thay đổi của chuyển đổi số; trang bị kỹ năng ứng dụng công nghệ số, bảo đảm an toàn thông tin mạng cho viên chức và người lao động.
3. Phát triển, thu hút nguồn nhân lực chuyển đổi số
– Tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về công nghệ số, khuyến khích, động viên viên chức công nghệ thông tin đi học nâng cao trình độ đồng thời tranh thủ các đợt tuyển dụng viên chức hàng năm có kế hoạch tuyển dụng đủ số lượng viên chức công nghệ thông thi theo Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt.
– Tạo ra các chính sách ưu đãi về lương thưởng, chế độ phúc lợi hấp dẫn cho nhân viên CNTT có trình độ cao. Đặc biệt, ưu tiên thu hút các chuyên gia đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số y tế.
4. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ
– Tham gia các khóa đào tạo thường xuyên cho cán bộ, nhân viên y tế về kỹ năng sử dụng các hệ thống công nghệ như phần mềm HIS, EMR, thanh toán điện tử, và các công nghệ số khác. Đào tạo đội ngũ CNTT về bảo mật mạng, quản lý dữ liệu y tế và các giải pháp công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data).
5. Đảo bảo nguồn lực tài chính
– Phân bổ ngân sách nhà nước hợp lý: Sử dụng ngân sách nhà nước một cách hiệu quả, tập trung vào các dự án trọng điểm như xây dựng hạ tầng số, phát triển phần mềm quản lý và nâng cấp hệ thống bảo mật.
– Tận dụng các nguồn tài trợ và hỗ trợ từ các chương trình quốc gia: Tham gia các chương trình tài trợ, dự án chuyển đổi số của Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan, tìm kiếm cơ hội hợp tác để nhận được nguồn tài trợ phù hợp.
– Hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân và các nhà đầu tư trong nước để xã hội hóa các dự án chuyển đổi số, đặc biệt trong các lĩnh vực phát triển phần mềm, hạ tầng mạng, và công nghệ bảo mật.
6. Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nghiên cứu trong nước và quốc tế
– Hợp tác với các công ty công nghệ y tế hàng đầu trong nước để phát triển và triển khai các hệ thống số hóa cho bệnh viện như hệ thống quản lý bệnh án điện tử (EMR), hệ thống quản lý bệnh viện (HIS), và các giải pháp an ninh mạng.
– Xây dựng quan hệ hợp tác với các bệnh viện trong nước đã thành công trong việc chuyển đổi số để học hỏi mô hình, quy trình và cách tiếp cận.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
– Kinh phí từ ngân sách nhà nước bao gồm chi thường xuyên, chi sự nghiệp và chi đầu tư phát triển của đơn vị; Kinh phí tự cân đối và huy động hợp pháp khác.
– Kinh phí từ các dự án, nhiệm vụ thực hiện theo hình thức hợp tác công tư, tài trợ, giao nhiệm vụ, hình thức đặt hàng tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể.
– Nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng kế hoạch tổng hợp và Điều dưỡng
– Đẩy mạnh nâng cấp hạ tầng mạng máy tính, mạng internet tại các đơn vị đáp ứng tối thiểu các tiêu chí về hạ tầng tại Kế hoạch số 1473/KH-SYT về Chuyển đổi số ngành Y tế giai đoạn 2024 – 2025, tiến tới lộ trình thí điểm triển khai Bệnh án điện tử tại đơn vị.
– Tham mưu, xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số Y tế tại đơn vị, Kế hoạch triển khai thực hiện các Nhiệm vụ chuyển đổi số để trình, thông qua ban Giám đốc.
– Là đầu mối tổng hợp, theo dõi, báo cáo công tác triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số Y tế tại đơn vị.
Nắm bắt kịp thời các quy định, văn bản mới liên quan đến Chuyển đổi số trong quản lý KB… Có kế hoạch triển khai và áp dụng đúng thời gian quy định.
2. Phòng tài chính kế toán
– Tham mưu Giám đốc bố trí đủ nguồn kinh phí để thực hiện tốt Nhiệm vụ chuyển đổi số Y tế.
– Kết hợp với tổ CNTT và các khoa, phòng trong quá trình mua sắm trang thiết bị đúng quy định.
– Đẩy mạnh triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong khám chữa bệnh.
3. Phòng tổ chức hành chính.
– Tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức y tế đi đầu trong thực hiện các dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
– Tuyên truyền trên pano, áp phích, băng rôn, facebook, website của Bệnh viện thường xuyên cập nhật hàng tuần.
– Xây dựng các nội dung tuyên truyền các nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2025 lên trang thông tin điện tử của Bệnh viện Nhi Lâm Đồng theo danh mục đính kèm kế hoạch.
– Tuyên truyền về tăng cường sử dụng Căn cước công dân gắn chip và ứng dụng VneID, VssID trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
4. Các khoa, phòng
– Rà soát, đề xuất các nội dung cần bổ sung trong quá trình thực hiện chuyển đổi số tại đơn vị
– Phối hợp Công tác triển khai chuyển đổi số tại đơn vị, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung trong kế hoạch.
– Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các cá nhân trong khoa phòng và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
– Đẩy mạnh tuyên truyển thực hiện áp dụng triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động khám chữa bệnh tại đơn vị.
– Tuyên truyển và sử dụng CCCD có gắn chíp hoặc qua ứng dụng VNeID hoặc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, thay thế thẻ BHYT bằng giấy truyền thống cho người dân khi tham gia khám, chữa bệnh tại đơn vị.
Trên đây là Kế hoạch Chuyển đổi số Y tế tại Bệnh Viện Nhi Lâm Đồng năm 2025, các khoa, phòng theo chức năng nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn vướng mắc, các khoa, phòng kịp thời có ý kiến về đầu mối Tổ IT: Lê Văn Minh Cung (0961.73.72.72) để báo cáo Ban giám đốc xem xét, giải quyết./.
Một số bài viết khác:
Yêu cầu báo giá Tư vấn thẩm định E-HSMT và kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu “Thuê phần mềm quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT năm 2025 của Bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng”
Yêu cầu báo giá Tư vấn lập E-HSMT và đánh giá E-HSDT gói thầu “Thuê phần mềm quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT năm 2025 của Bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng”
Yêu cầu báo giá dịch vụ “Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường năm 2025 của bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng”
Yêu cầu báo giá dịch vụ “Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế năm 2025 của bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng”
Yêu cầu báo giá gói thầu Mua sắm vật rẻ mau hỏng năm 2025
Kế hoạch Chuyển đổi số Y tế tại Bệnh viện Nhi Lâm Đồng năm 2025